Là một thiết bị tiêm thuốc hóa liệu tiện lợi, sử dụng 1 lần, không cần cắm điện, sau khi dược sĩ cho thuốc hóa liệu vào, thiết bị tiêm thuốc vào cơ thể bằng áp lực liên tục và linh hoạt.
Những điều cần chú ý khi mang theo thiết bị tiêm thuốc hóa liệu
- Lắp máy tiêm thuốc trở về nhà sau 6~8 tiếng, cần quan sát quả cầu nước trong thiết bị tiêm thuốc có thu nhỏ lại hay không.
- Thời gian tiêm thuốc sẽ chênh lệch do sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cơ thể người cao thấp, độ cao vị trí đặt thiết bị tiêm, huyết quản nhân tạo có thông suốt hay không.
- Khi ngủ có thể đặt thiết bị bên cạnh gối. Tránh đặt trên tủ đầu giường hoặc bàn bên giường, để tránh co kéo đường ống của thiết bị khi lật người mà làm rơi xuống gây hư hỏng.
- Khi đặt thiết bị tiêm thì không được ở gần nguồn nhiệt, ví dụ: gần lò lửa, sử dụng thiết bị làm ấm bằng điện, ngâm nước nóng, phơi ngoài trời trong thời gian dài, để tránh ảnh hưởng tốc độ nhỏ giọt.
- Tránh vận động kịch liệt hoặc các hoạt động xoay cánh tay trong phạm vi lớn, co kéo đường ống của thiết bị, gây lỏng góc kim, thuốc hóa liệu thấm vào da. Ví dụ: chạy bộ, nhảy aerobic, bơi lội v.v...
Những điều cần chú ý huyết quản nhân tạo khi trở về nhà
- Trong thời gian tiêm thuốc của thiết bị, kẹp ống của đường ống tiêm phải giữ ở trạng thái "mở" mọi lúc, và kẹp cố định có định đường ống tiêm, tránh co kéo đường ống, đầu kim lỏng rời, phát sinh rò thuốc ra ngoài.
- Hàng ngày quan sát vết thương có sưng tấy, nóng rát, đau nhức và bài tiết chất mủ hay không.
- Khi tiêm thuốc, phần xuyên ống huyết nhân tạo tránh chạm vào nước, không được tắm gội dội nước, đổi thành lau chùi, tránh thuốc bôi rơi rớt gây nhiễm trùng.
Thời điểm trở lại viện để tháo thiết bị tiêm hóa liệu
- Khi quả cầu trong thiết bị ở một đường thẳng, nghĩa là thuốc hóa liệu đã hoàn toàn nhỏ giọt hết.
- Nếu quá thời gian kết thúc hơn 5 giờ mà thuốc vẫn chưa nhỏ giọt hết, thì lập tức quay lại viện.
- Nếu thuốc nhỏ hết vào ban đêm, thì sau khi trời sáng quay lại viện là được.
Cần lập tức quay lại viện xử lý khi phát sinh những trường hợp sau
- Khi thiết bị tiêm thuốc dạng đem theo người bị hỏng: Lập tức tắt kẹp ống trên ống huyết nhân tạo, và dùng túi bóng bọc thiết bị lại, và mang về Bệnh viện xử lý.
- Khi thuốc rò ra: Lập tức tắt kẹp ống trên ống huyết nhân tạo, dùng nước sạch rửa thuốc bắn lên da 15 phút, lập tức quay lại viện xử lý.
- Nếu vùng da xung quanh phần tiêm đỏ, sưng tấy hoặc đau nhức, thì tắt kẹp ống nhân tạo trước, sau đó lập tức quay lại Bệnh viện xử lý.
- Nếu phát hiện trường hợp thuốc bôi rơi rớt, thì phải dùng băng dính cố định chắc lại xung quanh thuốc bôi, và lập tức quay lại viện xử lý.
- Kim tiêm ống huyết nhân tạo rơi rớt: Lập tức tắt kẹp ống trên đường ống, và rút về đầu kim nghe thấy tiếng "rắc", tránh đầu kim đâm vào người làm tổn thương, sau đó dùng túi bóng bọc kim ống huyết nhân tạo và thiết bị tiêm dạng mang theo người, quay lại Bện viện xử lý.
Phương thức liên lạc
- Thời gian làm việc của Phòng khám hóa liệu:
- Thứ Hai ~ thứ Sáu: 8:00 sáng ~ 22:00 tối.
- Thứ Bảy: 08:00 sáng ~ 16:00 chiều.
- Không phải thời gian làm việc thì đến Trạm hộ lý phòng bệnh tầng 5 Tòa nhà Bệnh nặng, gấp.
- Nếu có thắc mắc, có thể gọi điện thoại để được tư vấn.
(04) 2205-2121, số máy lẻ 15550; số máy lẻ ban đêm 15590.