Nói rõ với người bệnh rằng bệnh Parkinson chẳng phải là bệnh không thể nói cho người khác biết, sẽ giảm bớt lo lắng và đoán già đoán non của người bệnh.
Phòng ngừa viêm phổi do hít vào và phòng ngừa vấp ngã là 2 bài toán lớn cần người nhà của người bệnh Parkinson chú ý nhất. Người bệnh thường do cơ thể cứng đờ khiến cho hoạt động chậm chạp, do đó dễ vấp ngã và trở ngại khi nuốt, ăn cơm thường xuyên phát sinh tình trạng sặc, gây viêm phổi do hít vào một cách nghiêm trọng.
Có một số người bệnh khi đi hoặc động tác đứng dậy đổi vị trí, do bước đi không vững mà dễ vấp ngã.
Tránh vấp ngã và tổn thương
Người bệnh Parkinson do đi nghiêng về phía trước hoặc đột nhiên đùi "cứng" đơ, cho nên tương đối dễ bị vấp ngã. Người nhà cần chú ý sàn nhà không phẳng, ẩm trượt hoặc thảm chân để bừa bãi hay không, đồng thời cố gắng tháo rỡ cái ngưỡng cửa. Tránh bày đặt bàn hoặc vật gia dụng có góc nhọn, đồ dùng trang trí quý giá, bình hoa, đèn điện cũng cần chú ý địa điểm đặt. Cố gắng để cho người bệnh ở tầng 1 và ít leo cầu thang, nếu hoàn cảnh cho phép, thì có thể găn thêm tay vịn trên tường.
Thời gian dôi ra
Đánh răng, mặc quần áo, ăn cơm, tắm gội đều cần nhiều thời gian hơn trước, chúng ta có thể nhắc người bệnh sớm chuẩn bị, để tránh đến lúc đó thì cuống quít, khiến người bệnh bất an. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ mệt mỏi, cho nên cần điều chỉnh tiến độ làm việc một cách thích hợp.
Dùng bữa và món ăn
Người nhà cần cố gắng dùng bữa và nói chuyện với người bệnh, tránh để người bệnh ăn cơm một mình. Có một số dụng cụ đặc biệt (như tay nắm lớn” sẽ có ích cho người bệnh. Người bệnh Parkinson không có món ăn đặc biệt phải cấm kỵ, dinh dưỡng cân bằng là quan trọng nhất. Nếu khó nuốt hoặc dễ bị sặc, thì cần chuẩn bị một số thức ăn dễ nhai hoặc nửa thể rắn.
Chú ý vệ sinh răng miệng
Người bệnh Parkinson không dễ làm sạch răng miệng, dùng chỉ Y tế hoặc bàn chải điện đều có lợi.
Thiết bị vệ sinh
Bồn cầu lót cao có thể tránh cho người bệnh ngã ngồi khi lau chùi phần hông, gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu cũng có thể giúp người bệnh dễ đứng dậy hơn.
Quần áo
Trên nguyên tắc dễ mặc vào và cởi ra, ít cúc áo; mùa đông thì cần chú ý nhiệt độ trong phòng, không nên để người bệnh do quá lạnh mà mặc một đống quần áo.
Vận động và điều trị vật lý
Có thể chọn bài tập thể dục mềm mại, vận động khớp, sau đó có thể gia tăng sức cơ, và luyện tập cân bằng, hoặc luyện hít vào thở ra khí công cũng được. Người bệnh do có trở ngại về mất cân bằng, đặc biệt là người cao tuổi, một khi vấp ngã rất dễ bị gãy xương, do đó khi hoạt động tốt nhất có người nhà bên cạnh, chọn vận động thoải mái, an toàn tùy theo mức độ chịu đựng của bản thân.
Hiện tại đã có rất nhiều vật liệu Y tế hướng dẫn người bệnh tự vận động tại nhà, bác sĩ điều trị vật lý cũng có thể hướng dẫn người nhà giúp người bệnh làm các động tác đơn gian tại nhà, điều đó rất có lợi cho người bệnh.