Tầm quan trọng của việc phòng ngừa té ngã
Té ngã sẽ dẫn đến tổn thương cơ thể, nhẹ thì trầy xước, nặng thì gẫy xương hoặc chảy máu trong, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây ra ngày càng nhiều những tổn thương khác, do đó việc phòng ngừa té ngã cần được coi trọng.
Những người bệnh nào dễ bị té ngã
- Tuổi trên 85.
- Đã từng bị ngã.
- Lẫn lộn, buồn ngủ, chậm chạp và không quen với người, thời gian và địa điểm.
- Thị lực mờ không rõ ràng hoặc mù lòa.
- Đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp tư thế.
- Bước đi không vững, sử dụng khung tập đi.
- Thường xuyên cần người nhà hỗ trợ xuống giường hoặc xử lý đại tiểu tiện.
- Có uống các loại thuốc như thuốc ngủ an thần, thuốc tê giảm đau, hạ áp, lợi tiểu, kháng histamine, hạ đường huyết, thuốc động kinh, giãn đồng tử, thuốc chống trầm cảm, thuốc nhuận tràng , v.v...
Phương pháp phòng ngừa té ngã
- Dùng lan can giường
- Trong thời gian nằm viện, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ người bệnh kéo lan can giường lên, và hướng dẫn cho người chăm sóc bệnh nhân cách sử dụng lan can giường, người chăm sóc cần ghi nhớ những lưu ý nhắc nhở của nhân viên y tế.
- Nếu cần xuống trường, trước hết cần hạ lan can giường xuống, không được trèo qua lan can giường hoặc chui qua lan can giường để xuống. Nếu người nhà không có ở bên cạnh, có thể bấm chuông gọi hộ lý.
- Khi ngủ cần kéo lan can giường lên.
- Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân trong khi nằm viện nếu thấy các biểu hiện như chóng mặt, thị lực kém, cơ thể yếu ớt,...thì cần chú ý thông báo cho nhân viên y tế.
- Khi xuống giường
- Uống thuốc cao huyết áp và thuốc ngủ sẽ dễ bị chóng mặt, hai chân rã rời, nên người nhà cần hỗ trợ đỡ người bệnh xuống giường từ từ, trước hết có thể chỉnh đầu giường lên cao 45 độ, rồi từ từ ngồi dậy, đợi khi đã hết cảm giác khó chịu thì mới ngồi ra mép giường, hai chân đung đưa 5 phút cho cơ thể thích ứng, lúc này có thể đặt hai bàn chân lên sàn nhà, thử xem gàn bàn chân và vùng đùi có thể dùng lực được không, nếu không có vấn đề gì thì mới xuống giường.
- Nếu bước đi không vững thì không được tự mình xuống giường đi lại, mà cần có người luôn bên cạnh và phải dùng nạng hoặc khung tập đi.
- Khi bước đi
- Nếu bước đi không vững có thể dùng nạng hoặc khung tập đi để xuống giường đi lại, nạng hoặc khung tập đi cần để ở nơi dễ lấy.
- Hãy mặc quần áo phù hợp và giày dép có đễ vững chãi, không được đi chân đất.
- Cần luôn giữ cho nền nhà khô ráo, nếu nền nhà ẩm ướt, thì hãy báo cho hộ lý để thông báo với nhân viên dọn vệ sinh đến xử lý; phòng bệnh cần duy trì đèn sáng và lối đi thông thoáng, không được để đồ đạc bừa bãi.
- Khi đi vệ sinh
- Chú ý xem nền nhà trong và ngoài nhà vệ sinh có ướt không, cẩn thận khi đi lại, đề phòng té ngã.
- Người bệnh đi lại khó khăn khi đi vệ sinh cần có người thân bên cạnh, tránh xảy ra tai nạn.
- Nếu trong nhà vệ sinh không đủ ánh sáng, cần bật đèn trước khi sử dụng.
- Khi đi vệ sinh, lúc ngồi xuống và đứng lên cần thật từ từ.
- Trong khi đi vệ sinh, nếu có sự việc khẩn cấp, hãy nhấn chuông gọi ở trong nhà vệ sinh để thông báo với hộ lý.
- Trước khi uống thuốc ngủ an thần hoặc thuốc tê giảm đau thì phải đi vệ sinh trước, sau khi uống thuốc xong nên nằm trên giường nghỉ khoảng 1 tiếng, tránh việc do chóng mặt dẫn đến té ngã.