Quá trình thức ăn được đưa từ miệng vào đến dạ dày gặp khó khăn, khiến không thể nhai hoặc nuốt bình thường, dễ hít nhầm thức ăn hoặc thể dịch vào trong khí quản hay vào trong phổi. Khó nuốt thời gian dài có thể gây chứng nhiều bệnh cùng phát như thiếu dinh dưỡng, mất nước và viêm phổi do hít vào v.v…
Nguyên nhân gây chứng khó nuốt
Chứng khó nuốt thường gặp ở người bệnh tai biến mạch máu não, tổn thương phần đầu, mất sức ở cơ do bệnh nặng v.v…
Triệu chứng khó nuốt
- Miệng không ngậm lại được, chảy nước miếng.
- Thức ăn ngậm trong miệng, từ từ không thể nuốt xuống hoặc nuốt nhiều lần mới nuốt xuống được.
- Khi ăn thức ăn rớt ra khỏi miệng.
- Sau khi ăn, trong miệng vẫn còn thức ăn sót lại.
- Thức ăn vừa nuốt vào hoặc ăn xong thì ho, khi ăn cũng có thể ho, sặc thức ăn.
- Thời gian ăn rất lâu hoặc cần ăn nhiều lần.
Xử lý vấn đề khó nuốt
- Người bệnh được bác sĩ đồng ý cho ăn, có thể chuẩn bị thức ăn tham khảo và những điều cần chú ý khi ăn.
- Nếu vẫn không thể có được dinh dưỡng đầy đủ từ miệng, sau khi được bác sĩ đánh giá thì có thể xem xét việc lắp ống thông mũi dạ dày hoặc miệng thông dạ dày.
- Khi cần thiết, chuyển sang bác sĩ điều trị ngôn ngữ để tiến hành luyện nuốt.
Chuẩn bị thức ăn cho người bệnh khó nuốt
- Nước, sữa, đậu nành hoặc các thức ăn lỏng, tùy theo năng lực nuốt của người bệnh, điều chỉnh pha chế mức độ đặc lỏng khác nhau, có thể dùng chất tăng đặc để tăng độ dính.
- Bánh mỳ, màn thầu, bánh kem, bánh quy v.v... có thể dùng sữa tươi, đậu nành, nước hoa quả ngâm cho mềm, sau đó dùng thìa đút ăn, tránh để bánh mỳ quá khô khó nuốt và vụn bánh quy làm sặc.
- Cố gắng chọn thức ăn băm nhuyễn hoặc non mềm.
- Tránh các thức ăn quá dính hoặc thể tích lớn: Thức ăn làm từ gạp nếp, bánh trôi, bánh trưng, machi, thịt viên bột, cá viên bột v.v…
- Hoa quả cứng một chút thì có thể sử dụng máy xay xay nhuyễn: táo tàu, lê, táo ta v.v... Hoa quả to phải bỏ hạt cắt miếng, để dễ nhai, tránh ăn trực tiếp cả quả: na, vải, long nhãn, nho v.v…
Những điều cần chú ý khi cho ăn đối với người bệnh khó nuốt
- Khi cho ăn giữ ở tư thế ngồi thẳng 90 độ.
- Thức ăn đưa vào từ miệng phần khỏe, tránh sử dụng ống hút để chống sặc, phải dùng thìa đút ăn miếng nhỏ từ từ.
- Há miệng khi cho ăn, đưa thức ăn vào miệng, ngậm miệng và nhai thức ăn, dùng lưỡi đưa thức ăn lên vòm trên, hướng cằm xuống và nuốt.
- Bắt đầu với thức ăn lượng nhỏ khoảng 30g, cho ăn miếng nhỏ, mỗi một miếng ít nhất phải nuốt 2 lần, sau khi cho ăn há miệng kiểm tra xác định thức ăn đã hoàn toàn nuốt xuống thì cho ăn tiếp.
- Sau khi nuốt nếu cảm thấy cổ họng vướng mắc vật gì đó, nhưng không bị sặc ho, có thể cứ 2~3 lần nuốt thì ho nhẹ làm sạch cổ họng 1~2 lần.
- Sau khi cho ăn, chú ý làm sạch thức ăn còn sót trong miệng bên phải hoặc trái.
- Khi ăn không được nói chuyện, cần chuyên tâm kiểm soát tốc độ, ăn từ từ từng miếng.
- Sau khi nuốt tự nghe âm thanh, nếu có tiếng đục và âm thanh nước, cần ho nhẹ làm sạch cổ họng.
- Khi ăn nếu phát hiện ho sặc thì lập tức ngừng cho ăn, nghỉ ngơi làm dịu sau đó cho ăn tiếp; nếu vẫn ho sặc, thì ngừng hẳn cho ăn, thông báo với nhân viên Y tế.
Xử lý vấn đề khó nuốt sau khi về nhà
- Khi tiếp tục khó nuốt, có thể được bác sĩ điều trị đánh giá cần đến Khoa hồi phục sức khỏe hoặc Khoa Y học phòng ngừa ở người cao tuổi tiến hành hồi phục chức năng nuốt.
- Trường hợp sau này vẫn khó nuốt làm giảm sự thèm an, khi khám lại có thể được bác sĩ điều trị đánh giá Khoa dạ dày để đặt miệng thông dạ dày cung cấp dinh dưỡng.