Health Information

Health Education

:::

Những Điều Cần Biết Về Tự Dẫn Niệu Làm Vệ Sinh Không Liên Tục Ở Nam Giới 男性間歇性清潔自我導尿須知(越南文)

Qrcode
列印
A-
A+

Những Điều Cần Biết Về Tự Dẫn Niệu Làm Vệ Sinh Không Liên Tục Ở Nam Giới 男性間歇性清潔自我導尿須知(越南文)

2024/12/20

Đối với người bệnh mất cân bằng về bàng quang hoặc đường dẫn niệu gây tích niệu, vận dụng phương pháp tự dẫn niệu không liên tục để hỗ trợ tiểu tiện ban đêm, để giảm thiểu quá nhiều nước tiểu tích trữ và phát sinh nhiễm trùng đường dẫn niệu, là một phương pháp hữu dụng.

Trong trường hợp bình thường, người bệnh không thể đi tiểu ban đêm, đều có thể sử dụng phương pháp tự dẫn niệu làm sạch không liên tục, được bác sĩ hướng dẫn có thể do đích thân người bệnh hoặc người chăm sóc tiến hành. Nhưng nếu có các triệu chứng 1) tinh thần không ổn định; 2) cánh tay không thể cử động tự do và không có người chăm sóc; 3) dung lượng bàng quang quá nhỏ; 4) tuyến tiền liệt phì đại hoặc đường tiết niệu hẹp chưa điều trị; 5) người nhiễm trùng đường tiết niệu chưa được kiểm soát, thì không được tự mình thao tác.

Đồ dùng chuẩn bị

  • Ống dẫn niệu sử dụng nhiều lần hoặc một lần đều được.
  • Xà phòng, kem bôi trơn, khăn lau hoặc giấy ướt.
  • Bô tiểu tiện hoặc bình đựng có ghi độ.

Phương pháp khử trùng

  • Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ống thông tiểu đã chọn.

 

Các bước dẫn niệu

  • Ở tư thế thoải mái trên giường hoặc trên bồn cầu (nếu có người hỗ trợ dẫn niệu, thì phải nằm thẳng, hai chân mở hờ là được), đặt ống dẫn niệu bên cạnh, chuẩn bị kem bôi trơn và cốc đo lượng.
  • Dùng xà phòng rửa sạch hai tay và xung quanh miệng niệu đạo và dương vật, sau đó lau khô.
  • Đưa dương vật lên, đưa ống dẫn niệu đã bôi kem bôi trơn vào đường tiết niệu khoảng 15cm, một khi có nước tiểu chảy ra thì tiếp tục đẩy về phía trước khoảng 2~3 cm, nếu trong đường tiết niệu có trở lực, không thể đẩy ống vào, thì không được dùng sức đẩy ống dẫn niệu, mà phải kéo ống ra, sau khi bôi thêm kem bôi trơn, tiếp tục từ từ đưa vào.
  • Cho nước tiểu chảy hết, từ từ rút ống dẫn niệu ra ngoài.
  • Sau khi dẫn niệu, dùng nước máy rửa sạch ống dẫn niệu, và dùng nước sôi để nguội dội sạch, để cho khô, sau đó cho vào bình có dung dịch khử độc xoay nắp bình là được.

Những điều cần chú ý

  • Số lần dẫn niệu: Trường hợp không thể tự đi tiểu, thì ban ngày làm khoảng 3~4 lần, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy mỗi lúc 1 lần, điều chỉnh số lần dẫn niệu tùy theo lượng nước tiểu, lượng dẫn niệu mỗi lần là khoảng 300~500 c.c. là tốt nhất, quá 500 c.c. cần tăng thêm số lần dẫn niệu, phải tránh để bàng quang quá trướng, để phòng tránh viêm bể thận và viêm bàng quang.
  • Trường hợp còn sót quá nhiều tiểu, thì điều chỉnh số lần dẫn niệu theo lượng sót lại.
  • Chú ý sự thay đổi của nước tiểu, ví dụ sốt đột nhiên, phát hiện màu và mùi của nước tiểu thay đổi hoặc đục ngầu, đau bụng dưới, đi tiểu ra nhiều máu hoặc không kiểm soát tiểu tiện, thì có thể có nhiễm trùng đường tiết niệu, cần đến Bệnh viện chúng tôi kiểm tra nước tiểu, cấy khuẩn và điều trị, hoặc gọi điện thoạI hỏi thêm nhân viên Y tế.
  • Phương pháp tự dẫn niệu làm sạch không liên tục có thể không bị nhiễm trùng cao 90%, nhưng vẫn có 58% chứng khuẩn niệu, có thể được bác sĩ đánh giá có cần dùng thuốc điều trị hay không.
  • Ưu điểm của phương pháp tự dẫn niệu làm sạch không liên tục là tiện lợi, giảm thấp tỷ lệ nhiễm trùng, kinh tế mà lại có thể luyện bàng quang, có thể tạm thời hoặc dài hạn thay thế cho người bệnh cần cài ống dẫn niệu, nhưng không phải là bài thuốc thần, vì thế cần phải theo dõi định kỳ và hỏi thêm nhân viên Y tế.
Reference
  • Chen, W. G., Lu, H. F., & Wu, H. C. (1998). The Clinical Application of Clean Intermittent Self-catheterization. Mid-Taiwan Journal of Medicine, 3(4), 218-222. https://doi.org/10.6558/MTJM.1998.3(4).5
  • Jeong, S. J., & Oh, S. J. (2019). Recent Updates in Urinary Catheter Products for the Neurogenic Bladder Patients with Spinal Cord Injury. Korean journal of neurotrauma15(2), 77–87. https://doi.org/10.13004/kjnt.2019.15.e41
  • Kessler, T. M., Ryu, G., & Burkhard, F. C. (2009). Clean intermittent self-catheterization: a burden for the patient?. Neurourology and urodynamics28(1), 18–21. https://doi.org/10.1002/nau.20610
  • Nazarko L. (2012). Intermittent self-catheterisation: past, present and future. British journal of community nursing17(9), 408–412. https://doi.org/10.12968/bjcn.2012.17.9.408
  • Robinson J. (2007). Intermittent self-catheterisation: teaching the skill to patients. Nursing standard (Royal College of Nursing (Great Britain) : 1987)21(29), 48–58. https://doi.org/10.7748/ns2007.03.21.29.48.c4539
  • Robinson J. (2006). Intermittent self-catheterization: principles and practice. British journal of community nursing11(4), . https://doi.org/10.12968/bjcn.2006.11.4.20833
製作單位:泌尿部檢查室 編碼:HE-10080-V
若有任何疑問,請不吝與我們聯絡
電話:(04) 22052121 分機 16355
}
至頂