Vận dụng kỹ thuật vỗ long đờm và tư thế của người bệnh, giúp cho toàn bộ lá phổi đều có thể được đổi khí tốt hơn và làm sạch đờm trong đường hô hấp. Hỗ trợ 1) ho mất sức, và có quá nhiều hoặc chất bài tiết không bình thường lưu sót; hoặc 2) người bệnh nằm giường thời gian dài không thể vận động, để phòng ngừa viêm phổi do tích đờm.
Những điều cần chú ý
Khi vỗ tay để ở hình cốc úp (như trong hình), dùng sức cổ tay vỗ từ dưới lên trên, mỗi một bộ phận vỗ 3~5 phút, sau đó duy trì tư thế tương tự 5~10 phút, một ngày ít nhất 3~4 lần. Lúc này cần phối hợp thở sâu, ho, mới có thể khạc đờm ra ngoài, nếu không thể khạc ra, thì sử dụng phương pháp hút đờm. |
- Không được tiến hành trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng, để tránh nôn ói.
- Trong khi điều trị, nếu có hiện tượng chóng mặt, thở gấp, nhịp tim tăng nhanh, sắc mặt trắng bệch, tím tái v.v... thì phải lập tức ngừng lại, và liên lạc với nhân viên Y tế.
- Tránh vỗ vào phần cột sống, xương ức, phần bụng, phần eo, phần gãy xương sườn.
- Người bệnh dễ tím tái hoặc sử dụng dưỡng khí, thì phải đặt dưỡng khí gần miệng và mũi để liên tục cung cấp oxy.
- Khi vỗ phải tránh đeo đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay hoặc để móng tay dài, để tránh gây tổn thương.
Vị trí đặt cho tư thế dẫn lưu thường dùng
Người lớn
Lá trên |
Lá giữa
Nằm nghiêng, đầu thấp chân cao
|
Lá dưới Nằm nghiêng, chân lên cao 45cm |
Đằng sau |