About CMUH

News and Award

:::
2021/9/1

Mẹ Quyên Thận Để Con Không Phải Rửa Thận

Khoa Thận Nhi – Bệnh viện Nhi đồng
thuộc Đại học Y dược Trung Quốc
Bác sĩ điều trị giáo sư Lin, Ching-Yuan

A-Xin (bí danh) năm nay 22 tuổi, vừa mới tốt nghiệp Đại học đã phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép thận, để tránh khỏi sự đau khổ phải rửa thận suốt đời. Anh mắc bệnh thận giai đoạn cuối, từ khi mới sinh ra hầu như tháng nào cũng đều phải vào viện cấp cứu vì sốt cao lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân. Cho tới khi lên lớp mới xét nghiệm thấy có đạm niệu, mủ niệu (bạch cầu tăng cao), không lâu do sốt cao lần nữa phải vào viện, bác sĩ mới nghi ngờ có vấn đề về thận, cộng thêm xuất hiện tiểu ra máu, kiểm tra siêu âm thận phát hiện có tình trạng thận ứ nước và một bên thận teo lại; nhưng mãi đến khi học TPCS năm thứ nhất được Bệnh viện St. Martin De Porres giới thiệu chuyển sang Phòng khám giáo sư Lin, Ching-Yuan Khoa Thận Nhi thuộc Bệnh viện chúng tôi, mới được xác nhận là “đường tiết niệu bất thường bẩm sinh” và đã tiến triển thành “bệnh thận mãn tính (CKD)”, lỡ mất thời cơ điều trị tốt nhất, từ đó triển khai theo dõi khám chữa bệnh 10 năm, kiểm soát sự phát triển của bệnh để làm chậm việc rửa thận.

Trong năm đó, người mẹ đưa A-Xin đến Phòng khám Khoa Thận Nhi, bác sĩ Lin, Ching-Yuan vì muốn xác nhận có trào ngược nước tiểu nghiêm trọng hai bên hay không, và đánh giá mức độ nghiêm trọng của xơ vữa tổ chức thận (vảy thận), đã sắp xếp “kiểm tra trào ngược nước tiểu ống dẫn niệu bàng quang” và “kiểm tra y học hạt nhân” phát hiện trào ngược nước tiểu hai bên khiến một bên trào ngược nước tiểu mức độ 5, bên còn lại đã teo lại do trào ngược nước tiểu liên tục, hiển thị chức năng thận của A-Xin đã bước vào giai đoạn 3 (IIIb) của “bệnh thận mãn tính”. 10 năm trở về sau, bác sĩ Lin tiếp tục theo dõi bệnh tình của A-Xin, làm chậm lại việc tiến hành phẫu thuật thận, tuy nhiên, vẫn không thể kiểm soát tốc độ giảm xuống từng năm (GFR<5 tức bắt đầu rửa thận, như Hình 2 kèm theo) của chỉ số độ lọc cầu thận GFR (eGFR). Tháng 06 năm nay bắt buộc phải bắt đầu tiến hành thẩm phân máu, người mẹ không nỡ để A-Xin phải trải qua cuộc đời rửa thận 1 tuần 3 lần, cho nên đã quyết định nảy ra suy nghĩ thai nghén 10 năm – đổi thận của mình cho con, người mẹ bình tĩnh nói: “Dẫu sao cũng là con của mình! Vừa mới trưởng thành chuẩn bị vào xã hội, luôn hy vọng có thể mang lại cuộc sống mới cho con!”, bà đã chủ động thảo luận với giáo sư Lin, do bởi cơ thể người mẹ khỏe mạnh là người duy nhất trong gia đình không có bệnh mãn tính, sau khi được Phòng khám Khoa Tiết niệu tại Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc tiến hành đánh giá trước khi phẫu thuật cấy ghép thận, giáo sư Chang, Chao-Hsiang đã hoàn thành thuận lợi phẫu thuật cấy ghép thận, cả mẹ và con cùng xuất viện an toàn. Sau phẫu thuật cấy ghép thận chưa phải là đã kết thúc điều trị, trong tương lai A-Xin vẫn phải quay lại tái khám định kỳ, theo dõi chức năng thận và điều chỉnh liều lượng, chủng loại của thuốc ức chế miễn dịch, đồng thời còn phải chăm sóc sức khỏe chức năng một thận của người mẹ.

“Bệnh thận mãn tính” chia làm 5 giai đoạn, giai đoạn 5 – bệnh thận giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease, ESRD) tỷ lệ mắc bệnh tại Đài Loan đứng đầu thế giới, thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc chỉ là liệu pháp thay thế thận, có thể cứu lấy tính mạng, nhưng không thể giải quyết vấn đề cốt lõi, việc thành công trong cấy ghép thận mới là điều trị cốt lõi hoàn chỉnh, giáo sư Lin cho biết hiện tại tỷ lệ cấy ghép thận toàn Đài Loan chỉ có 4%, ghi chép rửa thận của Nhật Bản lâu nhất cũng chỉ 40 năm, vì thế, việc cấy ghép thận nhi đồng là phương pháp điều trị duy trì sự phát triển trưởng thành, nâng cao chất lượng cuộc sống và tỷ lệ sống sót hiệu quả nhất. Năm 1985, giáo sư Lin, Ching-Yuan bắt đầu ca phẫu thuật cấy ghép thận đầu tiên, trường hợp vẫn sống sót và khỏe mạnh sau khi thực hiện cấy ghép thận với thành tích xuất sắc lâu nhất là hơn 35 năm. Năm 2017, báo cáo hàng năm về bệnh thận cho thấy phẫu thuật cấy ghép thận 5 năm cho phép tỷ lệ sống sót 92,3%, 10 năm cho phép tỷ lệ sống sót là 80,7%, song quan niệm quyên tặng nội tạng của người Đài Loan chưa được phô cập, khiến cho việc đăng ký đổi thận 10 năm chưa chắc đã có thể tìm được quả thận phù hợp.

Theo đánh giá suy luận từ kết quả nghiên cứu của Cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế do giáo sư Hsu, Chih-Cheng và Wen, Chi-Bang thuộc Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia, Đài Loan có khoảng 200 nghìn bệnh nhân nhi mắc bệnh thận mãn tính, nguyên nhân mắc bệnh thận mãn tính ở trẻ khác rất nhiều so với mắc bệnh mãn tính ở người lớn, bởi người lớn trên 50% yếu tố là do biến chứng thận do bệnh tiểu đường gây ra, và có liên quan mật thiết đến 3 cao (cao huyết áp, cao mỡ máu, cao đường huyết), còn ở trẻ có 50% nguyên nhân là do thận và đường tiết niệu bất thường bẩm sinh, 20-30% là viêm cầu thận, còn lại là triệu chứng trao đổi chất bất thường, đột biến gen hoặc gen bất thường gây ra. Do đó sách lược xét nghiệm để sớm phát hiện cũng khác với người lớn, bao gồm công thức tính độ lọc cầu thận GFR, các biến chứng thường gặp cũng khác nhau. Đối với trẻ nhỏ áp dụng sách lược phòng chống 5 cấp bậc 3 giai đoạn, hướng dẫn điều trị và chỉ tiêu chăm sóc đều bắt buộc phải được thiết lập theo các giai đoạn trưởng thành, phát triển và tâm lý của trẻ, ví dụ: định nghĩa về cao huyết áp, cao mỡ máu ở trẻ.

Khi kiểm tra siêu âm trước khi sinh hoặc siêu âm sau khi sinh, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nước tiểu định kỳ có tình trạng bất thường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại, phụ huynh phải cảnh giác và tìm đến bác sĩ chuyên khoa thận nhi để khám lại siêu âm thận và chẩn đoán, hy vọng có thể sớm phát hiện nguyên nhân bệnh lý ở giai đoạn 2 để phòng ngừa và điều trị, từ đó kiểm soát không để tiến triển thành bệnh thận mãn tính, bởi nếu tiến triển đến bệnh thận mãn tính giai đoạn 3, thì cuối cùng vẫn sẽ diễn biến thành bệnh thận giai đoạn cuối, tới lúc đó thì cần phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép thận mới có thể điều trị được gốc rễ.

檔案下載:圖3林清淵教授直式照.jpg

Related Articles

Stay connected with CMUH
How to get to CMUH the map of hospital