About CMUH

News and Award

:::
2021/8/18

Y Học Chính Xác Tùy Chỉnh – Phẫu Thuật Bảo Lưu Chức Năng Lá Lách

Bệnh viện thuộc Đại học Y Dược Trung Quốc

Bác Sĩ Yeh, Chun-Chieh Khoa ngoại thông thường

Người bệnh là bác sĩ Chen 28 tuổi, là một học sinh Khoa Y vừa mới tốt nghiệp. Trong thời gian còn trên ghế nhà trường bất ngờ phát hiện lá lách mọc u nang lớn 6cm, tuy biết xác suất u nang lành tính là khá cao, song do bởi bụng trên thường có triệu chứng chướng và đau, vì thế hy vọng có thể điều trị u nang đến cùng. Tháng 03 năm nay (2021) đến Khoa ngoại thông thường – Bệnh viện thuộc Đại học Y Dược Trung Quốc khám bệnh, thực hiện “phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách bằng nội soi ổ bụng”. Phẫu thuật thuận lợi và thành công, không cần truyền máu điều trị, 5 ngày sau khi phẫu thuật có thể xuất viện, hai tuần thực hiện chụp cắt lớp theo dõi, phần lá lách còn lại duy trì tuần hoàn lưu thông máu tốt.

Người bệnh bác sĩ Chen trước khi thực hiện phẫu thuật, nghe nói có thể tiêu trừ u nang bằng cách tiêm cồn, tuy nhiên việc tiêm cồn thường kèm theo tỷ lệ tái phát cao, một khi tái phát có khả năng kèm theo dính ổ bụng, gia tăng độ khó của phẫu thuật và tỷ lệ biến chứng sau này. Là một nhân viên y tế tương lai, bác sĩ Chen biết rằng lá lách có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch, nhất là có tác dụng bảo vệ vô cùng quan trọng đối với vi khuẩn có nang bọc, như phế cầu khuẩn, vi trùng trực khuẩn, viêm màng não cầu khuẩn v.v… Tuy nhiên, phẫu thuật lá lách nói chung, do lá lách có đặc tính mỏng manh dễ chảy máu, do đó áp dụng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ. Còn bản thân người bệnh trong tương lai theo nghề y, dễ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, có khả năng tổn thương chức năng miễn dịch sau phẫu thuật, phải đối mặt với “chứng nhiễm trùng nặng bột phát sau khi cắt bỏ lá lách” có xác suất tử vong cực cao, cho nên cứ lưỡng lự không dám quyết tâm thực hiện phẫu thuật.

Người bệnh bác sĩ Chen được giới thiệu đến Phòng khám của bác sĩ Yeh, Chun-Chieh Khoa ngoại thông thường – Bệnh viện thuộc Đại học Y Dược Trung Quốc khám bệnh, được biết lá lách ngoài phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ra, còn có hai loại phẫu thuật bảo lưu chức năng lá lách, đó là “cắt bỏ một phần lá lách” và “phẫu thuật cấy ghép từ bản thân lá lách sau khi cắt bỏ”. Vì thế, để giải quyết triệt để căn bệnh trong người, sau khi người bệnh tốt nghiệp và trước khi vào phục vụ tại Bệnh viện, đã thực hiện “phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách bằng nội soi ổ bụng”.

Bác sĩ Yeh, Chun-Chieh Khoa ngoại thông thường – Bệnh viện thuộc Đại học Y Dược Trung Quốc nói, lá lách là một cơ quan nội tạng quan trong nằm trong ổ bụng của đoạn cuối tuyến tụy. Nhiệm vụ chính của nó là lọc máu, loại bỏ huyết cầu lão hóa, và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể, nhất là vi khuẩn có nang bọc bảo vệ. Lá lách vô cùng mỏng manh, do đó sau khi vùng bụng bị chấn thương bên ngoài, thường gây chảy nhiều máu ở lá lách, cần phải xử lý khẩn cấp. Ngoài ra, có một số sau khi bị chấn thương phía ngoài hoặc u nang lá lách bẩm sinh, nếu lớn hơn 5cm, thường gây triệu chứng chèn ép cơ quan nội tạng trong bụng, cũng cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, có một số bệnh lý liên quan đến dung dịch máu, như tan máu bẩm sinh, chưng xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát v.v…, một số người bệnh có triệu chứng nghiêm trọng cũng cần phải cắt bỏ lá lách.

Bác sĩ Yeh, Chun-Chieh cho biết, sau khi cắt bỏ toàn bộ lá lách, có thể làm giảm hiệu quả miễn dịch loại bỏ vi khuẩn có nang bọc, và gia tăng rủi ro huyết khối. Nhất là “chứng nhiễm trùng nặng bột phát sau khi cắt bỏ lá lách”, xác suất phát sinh là cứ 500 người lại có 1 ca trong năm, rủi ro cả đời là 5%. Lúc đầu có thể chỉ có các triệu chứng nhiễm trùng nhẹ, như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi mất sức, đau cơ, đau bụng v.v…, trong vòng 24-48 giờ đồng hồ, có khả năng sốc gây chết người, nếu không kịp thời xử lý, tỷ lệ tử vong cao tới 40-70%.

Bác sĩ Yeh, Chun-Chieh chỉ ra rằng, để giảm thấp rủi ro, kiến nghị tiêm vắc-xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV-13) 2 tuần trước khi phẫu thuật cắt bỏ lá lách tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thời gian gần đây do COVID-19, có rất nhiều người dân chưa tiêm vắc-xin COVID-19 đã tranh nhau tiêm vắc-xin cộng hợp phế cầu khuẩn, gây hiệu ứng chen lấn, giảm thấp cơ hội tiêm của người bệnh đáng lẽ phải tiêm PCV-13, có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của người bệnh trong tương lai. Đối với những người bệnh này, cần nâng cao cảnh giác, khi khám bệnh phải thông báo sớm trước cho bác sĩ có tiền sử cắt bỏ lá lách, và giảm thấp ngưỡng sử dụng kháng sinh, có lợi cho việc giảm thấp nguy cơ “chứng nhiễm trùng nặng bột phát sau khi cắt bỏ lá lách”.

Bác sĩ Yeh, Chun-Chieh nhấn mạnh, ngoại trừ việc xử lý tiêu chuẩn như đã nêu trên, bác sĩ Khoa ngoại đề xuất phương pháp điều trị chính xác tùy chỉnh, có thể lựa chọn cắt bỏ một phần lá lách hoặc cấy ghép từ bản thân lá lách sau khi cắt bỏ toàn bộ. Các tài liệu nghiên cứu hiển thị, nếu có thể bảo lưu 25% lá lách ban đầu sau khi cắt bỏ một phần lá lách, là có thể bảo lưu năng lực miễn dịch vốn có. Ngoài ra, nếu phân tán mầm bệnh lá lách, thì có thể gỡ bỏ một phần lá lách bình thường sau khi cắt bỏ toàn bộ, cấy ghép từ bản thân lá lách về trong màng nối của ổ bụng

Theo đà phát triển và tiến bộ của kỹ thuật phẫu thuật và đổi mới máy móc y tế, hành vi và kết quả y tế ngày một tiến bộ, bằng phương pháp phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, chúng tôi có thể tạo lập sách lược y tế cá nhân hóa theo mức độ bệnh tật và đặc điểm của người bệnh, vẫn có thể bảo lưu chức năng lá lách sau phẫu thuật, đạt mục tiêu của y tế chính xác.

Related Articles

Stay connected with CMUH
How to get to CMUH the map of hospital