Bác sĩ Chen, Kuan-Hua
Trung tâm Sức khỏe Thính giác Toàn diện
Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc
“Bác sĩ ơi, tôi sống mà khổ quá, vốn lẽ thính lực không được tốt, nay mọi người đeo khẩu trang hay mặt nạ, dù tôi sử dụng máy trợ thính đắt nhất công suất lớn nhất cũng nghe không rõ, học sinh hỏi tôi, nhân viên cửa hàng nói chuyện với tôi thường xuyên nghe nhầm, cả ngày luôn cầu nguyện mong đừng ai nói chuyện với tôi, học sinh đừng hỏi tôi câu hỏi gì, biết sớm thì nghe lời bác sĩ cấy ghép ốc tai nhân tạo rồi, giờ có lẽ không khổ thế này…” Nhìn thấy giáo sư Đại học nổi tiếng rơi lệ trong phòng khám, mọi người không khỏi thở dài, hóa ra dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các trường hợp khiếm thính đến thế nào.
Bác sĩ Chen, Kuan-Hua Trung tâm Sức khỏe Thính giác Toàn diện – Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc cho biết, hiểu ngữ âm cần dựa vào thính lực rõ ràng và hình dạn môi miệng cũng như biểu cảm nét mặt, trường hợp khiếm thính cho dù đeo máy trợ thính, cũng thường tận dụng nguồn âm thanh phát gần, cộng thêm hình dạng môi miệng để hiểu nội dung đối thoại, đeo khẩu trang làm giảm âm lượng và cản trở hình dạng môi miệng cũng như biểu cảm, âm thanh qua màn hình trực tuyến thông qua thiết bị điện tử phát ra càng dễ mất độ chân thực, điều này khiến người khiếm thính càng khó khăn hơn. Rất nhiều người bệnh khiếm thính do nghe không rõ, khiến cho sai sót trong công việc, khó giao tiếp, thậm chí gây tâm trạng xa lánh xã hội và không ổn định; nhiều học sinh cũng vì thế đành phải từ bỏ khóa học qua màn hình. Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, những trường hợp như thế này ngày càng tăng cao, lúc này ốc tai nhân tạo (tai điện tử nhân tạo) có thể là lựa chọn điều trị hữu hiệu và an toàn.
Bác sĩ Chen, Kuan-Hua nêu ra rằng ốc tai nhân tạo là lựa chọn hàng đầu trong điểu trị khiếm thính nặng (>70dB), ốc tai nhân tạo chia làm 2 phần, phần trong “máy thu và điện cực”, cần có bác sĩ Khoa nhĩ chuyên nghiệp thực hiện phẫu thuật cấy ghép tai trong; phần ngoài “vòng dây và bộ xử lý âm thanh”, sau khi phẫu thuật sẽ do bác sĩ thính lực mở máy và điều chỉnh. Nguyên lý của ốc tai nhân tạo là bộ xử lý treo sau tai thu sóng âm thanh, tín hiệu truyền vào điện cực của tai trong, kích thích thần kinh nghe tạo thính giác. So với máy trợ thính, càng có thể cung cấp âm thanh rõ nét và giảm tiếng ồn trong môi trường, giảm sự ỷ lại vào hình dạng môi miệng cũng như biểu cảm nét mặt cho người khiếm thính.
Thể tích “máy một thể” kiểu mới nhỏ hơn, tính ẩn giấu khi đeo cao hơn, phối hợp chức năng chống nước, sạc pin không dây và chức nang nối kết không dây, khiến âm thanh của người nói truyền trực tiếp đến tai trong của người sử dụng, khắc phục khoảng cách và ảnh hưởng tiếng ồn; khi lên lớp hoặc tham gia Hội nghị, người nói đeo khẩu trang, hoặc thông qua màn hình trực tuyến, âm thanh phát ra cũng sẽ truyền trực tiếp rõ ràng đến tai điện tử của người sử dụng, giảm thiểu vấn đề mất âm thanh thực và nhiễu do tiếng ồn.
Bất luận là khiếm thính nặng hoặc ù tai nghiêm trọng bẩm sinh hay sau khi trưởng thành, phẫu thuật cấy ghép ốc tai nhân tạo phối hợp phục hồi thính giác, cung cấp thính giác rõ ràng hơn so với máy trợ thính, Đội ngũ “Trung tâm Sức khỏe Thính giác Toàn diện” Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc đã tiến hành cấy ghép ốc tai nhân tạo cho nghìn người bệnh trong và ngoài nước, giúp cho họ vẫn có thể có được chất lượng nghe tốt cho dù cách một chiếc khẩu trang trong thời gian dịch bệnh, lấy lại được sự giao tiếp và giao lưu giữa người với người, lấy lại được âm thanh mới.