About CMUH

News and Award

:::
2021/6/9

Bé Trai Nuốt “Hạt Pha Lê” Suýt Ngạt Thở, Cấp Cứu Ống Soi Phế Quản Dạng Mềm Được Cứu Sống

Khoa lồng ngực nhi – Bệnh vện nhi thuộc Đại học Y dược Trung Quốc

Bác sĩ điều trị chính: Chen, Chieh-Chia

 

Một bé trai hơn 1 tuổi chơi đùa trong nhà, do bỗng nhiên ho khạc dữ dội, khó thở và môi tím tái, được người nhà phát hiện đưa đến Phòng cấp cứu Bệnh viện địa phương cấp cứu. Khi đưa đến Bệnh viện, nồng độ oxy trong máu chỏ có 70% (bình thường là 95-100%), lúc đó khẩn cấp đặt ống nội khí quản tại Phòng cấp cứu. Kết quả kiểm tra chụp X quang lồng ngực là xẹp toàn bộ lá phổi trái đi kèm rò khí trung thất và khí thũng dưới da nghiêm trọng, kết quả kiểm tra chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là chỗ giao nhau giữa khí quản chính và phế quản trái có vật lạ, sau khi được bác sĩ Bệnh viện đánh giá, lập tức chuyển qua phòng bệnh chăm sóc đặc biệt cho trẻ của Bệnh viện chúng tôi.

Sau khi đội ngũ Khoa lồng ngực nhi – Bệnh viện nhi thuộc Đại học Y dược Trung Quốc nhận được thông báo, lập tức tiến hành phẫu thuật nội soi phế quản, thành công lấy ra vật lạ màu vàng kẹt làm tắc nghẽn phế quản trái bằng ống soi phế quản dạng mềm trong vòng 20 phút. Sau khi phân tích thí nghiệm hóa học và người nhà nằm viện thăm khám, phát hiện ra là Polyme Acrylic, thường được gọi là “hạt pha lê”. Bác sĩ phán đoán bé trai có thể do hiếu kỳ, nuốt nhầm vật liệu làm thủ công của anh trai, nhưng do mùi vị không ngon, nên đã nghẹt vào đường hô hấp khi quấy khóc bất an. Sau phẫu thuật tình trạng phục hồi của bé trai khá tốt, ý thức bình thường. Kiểm tra chụp X quang lồng ngực trong ngày hiển thị lá phổi trái mở ra hoàn toàn, hô hấp không có trở ngại gì, và có thể gỡ bỏ ống nội khí quản một cách thuận lợi, hơn nữa chuyển ra ngoài phòng bệnh chăm sóc đặc biệt cho trẻ vào ngày hôm sau, và xuất viện sau 3 ngày.

 

     Before                                                             After

Bác sĩ điều trị chính Chen, Chieh-Chia tại Khoa lồng ngực nhi là bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi phế quản cho biết, bỗng nhiên ho khạc dữ dội, thở gấp, khò khè và tím tái, là triệu chứng thường gặp nhất. Tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính do mắc kẹt vật lạ cực kỳ nguy hiểm, nếu không thể kịp thời làm thông đường hô hấp, mức nghiêm trọng sẽ gây ra điều đáng tiếc như biến chứng não do thiếu oxy ở não bộ, và thậm chí là tử vong. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do bởi chức năng nuốt và nhai vẫn đang ở giai đoạn huấn luyện, là nhóm người mắc kẹt vật lạ nguy hiểm cao. Các vật la trong đường hô hấp thường gặp bao gồm kẹo mềm, thạch trái cây, quả hạch, hạt trái cây, đồng xu và khuy áo v.v…

Nếu phát hiện tại chỗ mắc kẹt vật lạ, phụ huynh của các bé dưới 1 tuổi có thể sử dụng “phương pháp vỗ lưng ép ngực” để cho mặt của trẻ hướng xuống dưới, thân và hai chân đặt trên cánh tay của người lớn, lòng bàn tay nắm chặt lấy hàm dưới của trẻ; lòng bàn tay của tay kia nhanh chóng vỗ vào vai lưng trẻ 5 lần. Nếu vẫn chưa thể khạc chất lạ ra, lật trẻ quay lại chính diện, dùng ngón trỏ và ngón giữa của một tay ép vào giữ xương ức (phía dưới đầu vú) 5 lần, độ sâu khoảng nửa inch đến 1 inch, cho đến khi trẻ phục hồi tự thở. Nếu là trẻ trên 1 tuổi thì có thể tiến hành cấp cứu bằng “phương pháp Heimlich”, hai đùi nửa xổm ở sau lưng trẻ, ôm vòng lấy trẻ bằng hai cánh tay. Người cấp cứu một tay nắm thành nắm đấm đặt lên tuyến giữa ngực trên, tay kia ôm chặt lấy nắm đấm, hai tay đẩy ép nhanh và mạnh phần bụng trên của trẻ ra phía sau lặp đi lặp lại nhiều lần, lưu ý mọi lúc xem có vật lạ được nhổ ra hay không, cho đến khi trẻ mất ý thức hoặc vật lạ được nhổ ra. Nếu vật lạ vẫn không được loại bỏ và trẻ đã mất ý thức, thì phải đặt trẻ nằm thẳng, bắt đầu tiến hành hồi sức tim phổi (CPR).

So với các vật lạ nuốt nhầm thường gặp, thì thành phần của “hạt pha lê” là Polyme Acrylic, có sức hút nước mạnh, nếu không may nuốt vào, do chúng hấp thu chất bài tiết niêm mạc khí quản, thể tích sẽ càng nở to gây tắc nghẽn đường hô hấp, không dễ tự khạc nhổ ra. Trong nước cũng đã từng có ca nuốt nhầm hạt pha lê mắc kẹt trong ruột non gây tắc nghẽn đường tiêu hóa nghiêm trọng và phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Trong nhà nếu có trẻ ở độ tuổi mầm non, thì phải tránh cất trữ những đồ vật tương tự như vậy, để tránh xảy ra việc đáng tiệc.

Khoa lồng ngực nhi – Bệnh viện nhi thuộc Đại học Y dược Trung Quốc là Trung tâm ống soi phế quản mang tính can thiệp nổi tiếng trong và ngoại nước, có kinh nghiệm lâm sàng phong phú và thiết bị Y tế đầy đủ. Sử dụng “phương pháp thở Song” do giáo sư Song, Wen-Ju độc quyền sáng tạo, có thể tiến hành đặt các loại ống nội soi phế quản dạng mềm khi không đặt nội quản khí quản, đem lại may mắn lớn cho người bệnh.

Related Articles

Stay connected with CMUH
How to get to CMUH the map of hospital