Khoa ngoại chỉnh hình – Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc
Bác sĩ Liu, En-Wei
Một phụ nữ 46 tuổi tại thành phố Đài Trung 3 năm trước phát hiện bị ung thư vú, sau phẫu thuật cắt bỏ mầm bệnh, điều trị hóa học và liệu pháp nhắm đích 18 lần, đã thành công chống lại ung thư. Tuy nhiên, trong quá trình đối kháng bệnh tật, phát sinh biến chứng phù bạch huyết, xuất hiện lặp đi lặp lại triệu chứng chân tay phù nề, tê liệt, thậm chí nhức mỏi, gây nhiều phiền toái đối với người bệnh. Cảm giác khó chịu khi chân tay phù nề, phát sinh lúc có lúc không sau 8 tháng phẫu thuật. Từ chỗ không để ý khi mới bắt đầu cho đến mức phải uống thuốc định kỳ hoặc hồi phục sức khỏe mới có thể miễn cưỡng duy trì sinh hoạt bình thường, thậm chí không thể yên tâm ôm ấp cháu gái thương yêu nhất ru ngủ, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Một người phụ nữ khác 60 tuổi đã nghỉ hưu, cũng bị ung thư vú, thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, điều trị tia phóng xạ, điều trị hóa học và liệu pháp nhắm đích nhiều lần, sau 3 năm chẩn đoán điều trị ung thư đã xuất hiện tay chân phù nề rõ rệt, triệu chứng càng rõ hơn vào lúc nửa đêm, cảm giác tê tái như bị điện giật luôn như hình với bóng, sau khi gặp gỡ người nhà và bạn bè thường bị hỏi: “Cánh tay này của chị sao lại phù to thế”. Từ chỗ bất tiện trong việc mặc quần áo cho đến mức phải tạm ngừng sở thích trồng cây gây vườn, khiến cho cô không biết phải làm cách nào, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến cuộc sống an nhàn đáng lẽ phải có sau khi nghỉ hưu.
Hai người bệnh nêu trên đều được bác sĩ Liu, En-Wei thuộc Khoa ngoại chỉnh hình – Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc chẩn đoán là phù bạch huyết, thực hiện nội soi siêu hiển vi xâm lấn tối thiểu mạch bạch huyết – phẫu thuật nối tĩnh mạch, cho đến nay theo dõi riêng 1 năm và 6 tháng, tiến bộ trông thấy, không có bất kỳ tình trạng tái phát nào.
Phù bạch huyết là bệnh gì? Có liên quan gì đến mọi người?
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư là nhóm người có nguy cơ bị phù bạch huyết cao, nhất là những người bệnh là phụ nữ bị ung thư vú và ung thư tử cung sau khi điều trị chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê báo cáo khác nhau trên thế giới, người bệnh bị ung thư vú có đến 15~40% người bệnh bị phù bạch huyết. “Phù bạch huyết” là do hệ thống bạch huyết quá tải gây chân tay phù nề. Dịch bạch huyết tích tụ trong kẽ hở của tổ chức mô, giống như bọt biển hút nước gây chân tay phù nề. Nguyên nhân có thể là do bẩm sinh, cũng có thể là do sau khi trưởng thành. Những người bệnh này ngoài việc cảm thấy chân tay nặng nề không thuận tiện ra, còn thường có vấn đề về nhiễm trùng và biến dạng, người bệnh bị nặng sau nhiều lần bị viêm, da thường trở nên rất dày, cuối cùng trở thành bệnh da voi.
Nguyên nhận thường gặp nhất của phù bạch huyết sau khi trưởng thành là tắc nghẽn tuần hoàn mạch bạch huyết do điều trị khối u gây ra (bao gồm phẫu thuật và điều trị phóng xạ sau phẫu thuật, thậm chí gồm cả điều trị hóa học v.v…). Đối với người bệnh phù bạch huyết mà nói, phù cánh tay, chân, bộ phận sinh dục, đầu cổ hoặc cơ thể phù nề gây áp lực tâm lý và khó khăn trong cuộc sống, có khả năng lớn hơn rất nhiều so với bản thân phẫu thuật ung thư. Lấy người bệnh ung thư vú làm ví dụ, phù cánh tay không thể che giấu, áo cũ mặc không vừa, chân tay ngày càng phù nề nặng nhọc gây ảnh hưởng thân tâm của người bệnh, khiến cho người bệnh ngày càng không muốn ra đường, lánh xa xã hội.
Thời gian ủ bệnh của phù bạch huyết, ngắn thì vài tháng, dài thì có thể là vài năm thậm chí mười mấy năm. Trước đây do triệu chứng ở kỳ đầu không rõ rệt, người bệnh thường không để ý mà bỏ lỡ thời cơ điều trị. Do vậy trọng điểm đầu tiên của điều trị phù bạch huyết là sớm chẩn đoán, xác nhận sự tồn tại của vấn đề này.
Nội soi siêu hiển vi mạch bạch huyết – phẫu thuật nối tĩnh mạch và Nội soi kính hiển vi siêu cấp
Trọng điểm thứ hai là điều trị chính xác. Phẫu thuật và điều trị phù bạch huyết truyền thống là chờ khi người bệnh vô cùng nghiêm trọng mới cắt bỏ quy mô lớn và cấy da, phá vỡ vô cùng lớn, kết quả cũng không được đẹp mắt.
Phương pháp mới là tận dụng nội soi siêu hiển vi mạch bạch huyết – phẫu thuật nối tĩnh mạch, bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu (mỗi một vết mổ chỉ cần khoảng 2cm), xây dựng nhiều đường dẫn lưu sinh lý trên phần chi bị bệnh, thời gian hồi phục sau phẫu thuật nhanh (có thể xuống giường ngay trong ngày sau khi phẫu thuật), thời gian nằm viện ngắn (khoảng 3-5 ngày). Khi tiến hành, cần tách mạch bạch huyết của phần chi bị bệnh ra, sau đó nối với tĩnh mạch lân cận, xây dựng mới lại đường đi thay thế trào ngược dịch bạch huyết (như khái niệm của phẫu thuật đường vòng), khiến cho dịch bạch huyết tích tụ tại các chi gây phù nề trào ngược đến hệ thống tĩnh mạch do áp suất chênh lệch, từ đó cải thiện phù chân tay, chính là xây dựng lại sinh lý trào ngược bạch huyết.
Kỹ thuật này cho tới khi Nội soi kính hiển vi siêu cấp được phát minh mới trở nên thành thục, bởi vì cần phải định vị chính xác chỗ tắc nghẽn bạch huyết và nối mạch máu bạch huyết dưới nội soi siêu hiển vi. Đường kính mạch bạch huyết của phần chi bị bệnh khoảng 0,03 đến 0,08 cm, kính hiển vi thông thường thực sự không thể phóng đại cao đến vậy để hoàn thành công việc. Việc sử dụng kính hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại cực cao, kết hợp với dụng cụ phẫu thuật chế tác thủ công chuyên môn, sử dụng sợi chỉ nhỏ hơn sợi tóc tiến hành khâu nối dưới kính siêu hiển vi, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này, có thể tạo hạnh phúc cho người bệnh ung thư.