Bạn đã từng có tình trạng thở gấp hoặc tức ngực, nhưng lại tìm không ra nguyên nhân hoặc sau khi triệu chứng giảm thì lại không chú ý thêm? Cẩn thận! Đây có thể là “tắc động mạch phổi cấp tính” đang hoành hành; tắc động mạch phổi cấp tính là nguyên nhân hiếm thấy gây thở gấp, tức ngực, khi chẩn đoán dễ bị bỏ qua, cho nên động mạch phổi cấp tính còn được gọi là “nhà trang điểm vĩ đại”. Điều nguy hiểm là, một khi phát sinh tắc động mạch phổi phạm vi rộng, luôn ảnh hưởng huyết áp, nhịp tim, nồng độ dưỡng khí trong máu, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí cần oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể để qua giai đoạn cấp tính.
Siêu âm làm tan + ống dẫn tan huyết - Thành công cứu giúp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch
Xu Zhong He Chủ nhiệm Khoa huyết quản xung quanh huyết quản tim, Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc nói, tắc động mạch phổi phạm vi rộng loại này do thường ảnh hưởng huyết áp và nồng độ dưỡng khí trong máu, rủi ro đột quỵ cao, cần phải nắm chắc thời điểm hoàng kim cấp cứu trong xử lý. Sau khi chẩn đoán xác định thì phải lập tức làm tan huyết, nếu không một khi kéo dài đến khi cấp cứu mới xử lý bằng phương thức mổ lấy khối huyết, tỷ lệ tử vong 50 ~ 80%. Trị liệu siêu âm tan huyết khối kết hợp ống dẫn tan huyết, thành công cứu được rất nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Tỷ lệ thành công tan huyết là 95%
Xu Zhong He nói, phương thức xử lý chẩn đoán xác nhận tắc động mạch phổicấptính bao gồm: (I) Tiêm tĩnh mạch thuốc tan huyết toàn thân, nhưng tỷ lệ tiêu trừ huyết khối thấp, quan trọng nhất là, có rủi ro xuất huyết não. (II) Các phương thức khác chủ yếu dùng ống dẫn tan huyết khối. Bệnh viện chúng tôi xử lý tắc động mạch phổi cấp tính, là sử dụng ống dẫn tinh vi đặt ống dẫn tan huyết vào động mạch phổi từ tĩnh mạch phần hang, cung cấp thuốc tan huyết cục bộ, giảm rủi ro xuất huyết não khá lớn; và có thể đạt đến hiệu quả tan huyết hữu hiệu.
Dưới đây chia sẻ ví dụ thực tế của hai bệnh nhân, đó là sử dụng kỹ thuật này, tức sử dụng năng lượng sóng siêu âm đưa vào trong ống tan huyết khối, làm tan huyết khối, và đồng thời tiêm thuốc tan huyết cục bộ, tỷ lệ thành công tan huyết cao đến trên 95%, không chỉ hiệu quả tan huyết khối cực cao, mà còn là phương thức trị liệu mà rủi ro xuất huyết não cực thấp, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tan huyết khối của trị liệu truyền thống chỉ ở 60% ~ 70%. Bởi vậy, nhắc nhở mọi người nếu có tình trạng thở gấp, tức ngực không rõ nguyên nhân, nhất định không được bỏ qua tính nghiêm trọng của nó, cần phải cẩn thận! Đó có thể là tắc động mạch phổi, cần phải sớm chẩn đoán xác định và điều trị.
Ở đây chúng tôi báo cáo chia sẻ với mọi người ví dụ của hai người bệnh:
(Ví dụ thực tế 1) Ông Zhang, bệnh nhân 65 tuổi, tháng 01 năm nay do phù tuyến tiền liệt tiến hành phẫu thuật cắt laser, nằm giường mấy ngày, sau đó trong 1,5 ~ 2 tháng thở gấp khi vận động, sau đó bệnh tình xấu đi, tình trạng thở gấp ngày càng tăng, đến Bệnh viện chúng tôi cấp cứu chẩn đoán, khi cấp cứu huyết áp là 162/100mm Hg, mỗi phút nhịp tim 121 nhịp, thở gấp, trị liệu bằng máy hô hấp áp lực dương (BIPAP) tại phòng chăm sóc đặc biệt, sau khi chụp cắt lớp vi tính phát hiện tắc động mạch phổi cấp tính hai bên ở phạm vi rộng (hình 1), sau khi đặt gấp ống dẫn tan huyết khối EKOS hai bên để tan huyết gấp tại phòng chăm sóc đặc biệt (hình 2), ảnh chiếu động mạch phổi hiển thị huyết khối tan hữu hiệu (hình 3), triệu chứng thở gấp của bệnh nhân được cải thiện, khoảng 1 tuần xuất viện.
(Ví dụ thực tế 2) Bà Shen, bệnh nhân 57 tuổi, thở gấp khi vận động 2~3 tháng trước khi nhập viện, theo dõi tại phòng khám và chưa tìm ra nguyên nhân bệnh một cách xác định, sau đó bệnh tình xấu đi, tình hình thở gấp gia tăng, đến Bệnh viện chúng tôi cấp cứu khám chữa bệnh, khi cấp cứu nồng độ dưỡng khí trong máu giảm đến 92%, sau khi chụp cắt lớp vi tính phát hiện tắc động mạch phổi cấp tính hai bên ở phạm vi rộng (hình 4), sau khi đặt gấp ống dẫn tan huyết khối EKOS hai bên để tan huyết gấp (hình 5), ảnh chiếu động mạch phổi hiển thị huyết khối tan hữu hiệu (hình 6), triệu chứng thở gấp của bệnh nhân được cải thiện, khoảng 1 tuần xuất viện.
(Hình 1) (Hình 2)
(Hình 3)
(Hình 4) (Hình 5)
(Hình 6)
Xu Zhong He, Chủ nhiệm Khoa huyết quản xung quanh huyết quản tim,
Bệnh viện thuộc Đại học Y dược Trung Quốc